Làng cổ
Phước Tích thuộc địa phận tỉnh Thừa Thiên Huế, ngôi làng cổ nằm ngay cạnh bên bờ
sông Ô Lâu, thuộc xã Phong Hòa, huyện Phong Điền. Điều nổi bật hấp dẫn được nhiều
du khách chính là ngững ngôi nhà cổ được làm từ gỗ mít.
Phước Tích có hơn 100 ngôi nhà cổ, trong đó có
hơn 30 ngôi nhà đã được xếp vào loại độc đáo nhất của các làng cổ Việt Nam.
Ngày xưa, để làm được ngôi nhà như thế này thì công thợ phải mất hàng năm trời.
Thợ làm nhà không tính công mà tính theo tháng. Nhà cụ Trương Công Bậc được thiết
kế theo kiểu 3 gian 2 chái. Mái lợp ngói liệt đã thắm nâu, tường gạch rêu phong
cổ kính. Hàng cửa bản khoa sậm đen màu thời gian tạo thêm nét thâm nghiêm.
Cái
sân trước nhà rộng thênh thang được lót bằng gạch Bát Tràng còn khá nguyên vẹn.
Cạnh nhà cụ Bậc là nhà ông Hồ Đình Lan. Ông làm quan, nhưng suốt đời sống thanh
liêm, giữ mình trong sạch, không tham lam của công một cắc bạc nên khi về già
được vua Duy Tân ban cho bức hoành ca ngợi công đức.
Sự phát
hiện của làng cổ Phước Tích được đánh giá ngang với sự phát hiện phố cổ Hội An
vào những năm 80 của thế kỉ 20. Ngay lập tức, ngành du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế
đã đi vào khai thác tour du lịch làng cổ Phước Tích và họ đánh giá rất cao về
làng cổ này. Về Phước Tích, du khách được thấy dân trong làng ai cũng thuộc lịch
sử làng quê mình như bài học vỡ lòng và người dân nào cũng có thể làm được hướng
dẫn viên du lịch. Bà Trương Thị Thú, con gái cụ Bậc dù tuổi đã cao nhưng vẫn
nói lăng lưu loát. Trong nhà bà cụ có đầy đủ bộ đồ gốm cổ của ngôi làng hơn 500
tuổi này.
Không có
một du khách nào đến với Phước Tích mà
không tìm đến nhà bà Thú để nghe bà kể về những câu chuyện của làng gốm
cổ và chính mắt nhìn thấy những đồ vật quý giá mà bà chính tay lưu giữ cho đến
tận bây giờ.
Ngày
xưa, làng Phước Tích có một nghề làm gốm rất nổi tiếng. Gốm làm bằng đất sét
pha bùn, có màu nâu đen. Sự giàu sang, xây dựng lên được nhiều ngôi nhà gỗ
trong làng độc đáo, bề thế, tồn tại đến bây giờ cũng nhờ vào nghề gốm.
0 nhận xét :
Đăng nhận xét