TỔNG HỢP
ĐỊA ĐIỂM DU LỊCH
NỔI TIẾNG TẠI VIỆT NAM
Home » » Dừng chân tại di tích lịch sử Lăng Thiệu Trị

Dừng chân tại di tích lịch sử Lăng Thiệu Trị

Written By IIT on Thứ Hai, 20 tháng 2, 2017 | tháng 2 20, 2017

    Lăng Thiệu Trị tọa tại địa phận làng Cư Chánh, xã Thủy Bằng, huyện Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế cách kinh thành Huế chừng 8km. Đây có thể nói là một lăng đặc biệt và duy nhất quay mặt về hướng tây bắc, một hướng có thể nói là ít được dùng trong kiến trúc cung điện và lăng tẩm thời Nguyễn.


   Ngày 11/02/1848, lăng bắt đầu được khởi công xây dựng và chỉ 10 tháng sau đã hoàn thành. Tổng thể lăng gồm có 2 khu vực lăng và tẩm.

   Khu lăng: Nằm ở phía bên phải có hồ Nhuận Trạch thông với hồ Điện. Sau hồ Nhuận Trạch là Nghi Môn bằng đồng dẫn vào Bái Đình (sân chầu) rộng lớn. Ở hai bên tả hữu của sân có hai hàng tượng đá là tiêu biểu của nghệ thuật tạc tượng nửa đầu thế kỉ 19 ở Huế.


   Bi Đình và Lầu Đức Hinh tọa lạc trên quả đồi cong dạng mai rùa. Bi Đình còn gọi là Phương Đình có tấm bia khắc 2.500 chữ ca ngợi công đức của vua cha. Qua hồ Ngưng Thúy có 3 cây cầu là Chánh Trung, Đông Hòa, Tây Đình là đến tam cấp vào Bửu Thành, chỗ đặt thi hài vua Thiệu Trị.


    Khu tẩm ( điện thờ): xây dựng riêng, về phía trái cách Lầu Đức Hinh 100m. Qua Nghi Môn bằng đá cẩm thạch, bước lên 3 bậc tam cấp qua Hồng Trạch Môn là đến Bửu Đức. Điện Bửu Đức là nơi thờ bài vị của vua và bà Từ Dũ ( vợ vua). Trong chánh điện trên những gỗ diêm ở bộ mái và ở cửa Hồng Trạch có khắc trên 450 ô chữ chạm khắc các bài thơ có giá trị văn học và giáo dục. Các công trình kiến trúc phụ thuộc như Tả Hữu Phối điện ( trước), Tả và Hữu tùng viện( sau) quay quần xung quanh điện Bửu Đức càng tăng thêm vẻ tôn nghiêm của chính điện. Lăng Thiệu Trị còn đó với vẻ đẹp giản đơn, gần gũi, dựa lưng vào chân núi Thuận Đạo, gần trước mặt lăng là cả một vùng đất bằng phẳng cây cối xanh tươi, ruộng đồng mơn mởn trải dài từ bờ sông Hương đến tận cầu Lim.


        Tiểu sử vua Minh Thiệu( 1841- 1847):

   Thiệu Trị tên húy là Dong sau đổi là Miên Tông, là con trưởng của Minh Mạng. Tháng giêng năm tân sửu( 1841) Miên Tông lên ngôi vua và đặt tên niên hiệu là Thiệu Trị lúc đó đã 34 tuổi. Thiệu Trị lên ngôi Vua cứ theo quy chế được sắp đặt từ thời Minh Mạng mà làm theo di huấn của cha. 

    Thiệu Trị cho đắp đê, đập chắn ngang cửa sông Cửu An. Về đối ngoại, Thiệu Trị đã dàn xếp mối ban giao với Chân Lạp, thi hành chính sách cấm người ngoại quốc giảng đạo và trị tội người trong nước đi dạo. Tháng 9/1847, Thiệu Trị bị bệnh rồi mất, ở ngôi được 6 năm, thọ 41 tuổi. Thiệu Trị có 29 hoàng tử, 25 công chúa, tổng cộng 54 con.

SHARE

About IIT

0 nhận xét :