TỔNG HỢP
ĐỊA ĐIỂM DU LỊCH
NỔI TIẾNG TẠI VIỆT NAM
Home » » Ghé thăm quê hương chủ tịch Hồ Chí Minh

Ghé thăm quê hương chủ tịch Hồ Chí Minh

Written By IIT on Thứ Hai, 20 tháng 3, 2017 | tháng 3 20, 2017

    Quê hương chủ tịch Hồ Chí Minh thuộc xã Kim Liên huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Đây là nơi chủ tịch Hồ Chí Minh ra đời và sống những năm tháng niên thiếu cùng bà con nội ngoại thân thiết.


      Làng Sen ( quê nội): Muốn đến làng Sen, du khách có thể đi từ thành phố Vinh theo quốc lộ 46 đến cây số 13 rẽ vào con đường đất đỏ rợp bóng cây bạch đàn và phi lao, đến làng Sen, tên chữ là Kim Liên( bông sen vàng). Gọi là làng Sen bởi làng có rất nhiều những hồ sen hai bên đường làng. Ngôi nhà của chủ tịch Hồ Chí Minh sống thuở nhỏ được dựng bằng tre và gỗ, 5 gian, lớp tranh. Các vật dụng, đồ dùng cũng giống như các gia đình nông dân khác: phản gỗ, chõng tre, cái võng gai, bàn thờ,… Nhà của Người được dựng năm 1901 do công sức và tiền của dân làng góp lại làm tặng ông Nguyễn Sinh Sắc, thân phụ của chủ tịch Hồ Chí Minh khi ông đỗ phó bảng, đây là một sự kiện to lớn mang lại niềm tự hào cho toàn bộ người dân làng Sen.


     Làng Chùa( quê ngoại): Du khách chỉ cần đi thêm 2km nữa là sẽ thấy một khung cảnh làng quê bình dị như bao làng quê của Việt Nam, nhưng lại nổi tiếng ở trong và ngoài nước vì đây là quê ngoại của chủ tịch Hồ Chí Minh, là nơi người cất tiếng khóc trào đời và được mẹ nuôi dậy trong những năm ấu thơ. Sau cánh cổng tre rộng mở, du khách bước giữa 2 bờ mận hảo vào thăm 2 ngôi nhà lợp tranh bình dị.


     Ngôi nhà thờ: Ngôi nhà thờ nhỏ ba gian ở phía sau nhà ở của cụ Hoàng Đường (ông ngoại của Bác) được cụ Hoàng Đường lập ra từ năm 1881 để thờ cúng cố nội, ông nội và thân phụ. Nhà được tu sửa và lợp ngói lại từ năm 1930 như ta thấy hiện nay. Bàn thờ được bài trí một cách đơn giản, nhưng lại rất trang nghiêm. Trên đôi quyết trước nhà thờ có đôi câu đối về uy danh của dòng họ.


     Ngôi nhà của cụ Hoàng Đường: Ngôi nhà của cụ Hoàng Đường có 5 gian và hai chái, trong đó 3 gian ngoài thông với nhà thờ rất thoáng mát. Bộ phản kê ở gian thứ nhất là nơi cụ Đường dạy học, gian thứ hai có bộ tràng kỉ bằng tre, chiếc án thư với những dụng cụ, đồ dùng dạy học như bút lông, nghiên mực,… Gian thứ ba kê bộ phản, đây là nơi nghỉ ngơi của thầy và trò sau những giờ học tập miệt mài. Hai gian còn lại là nơi nghỉ của cụ bà và là nơi sinh hoạt chung của cả gia đình.
SHARE

About IIT

0 nhận xét :