Văn miếu- Quốc Tử Gíam được xây dựng vào tháng 10 năm 1070, thờ Khổng Tử, các bậc hiền triết của nho giáo và Tư thục Quốc Tử Gíam Chu Văn An, người thầy tiêu biểu đạo cao, đức trọng của nền giáo dục Việt Nam. Năm 1076, nhà Quốc Tử Gíam được xây dựng ngay sau Văn Miếu, ban đầu là nơi học của các hoàng tử, sau mở rộng thu nhận các học trò giỏi trong thiên hạ.
Văn miếu có tường bao quanh xây bằng gạch. Bên trong có những bức tường ngăn ra làm 5 khu. Khu thứ nhất bắt đầu với cổng chính, trên cổng có chữ Văn miếu, dưới cổng là đôi rồng đá mang phong cách thời Lê sơ. Lối đi ở giữa dẫn đến cổng của Đại Trung Môn và bước vào khu thứ hai. Hai bên còn có hai cổng nhỏ. Vẫn lối đi ấy dẫn đến Khuê Văn Các. Hai bên gác cũng có 2 cổng nhỏ. Khu thứ 3 từ gác Khuê Văn tới Đại Thành Môn, ở giữa khu này có một hồ vuông gọi là Thiên Quang Tỉnh có tường bao quanh.
Hai bên hồ là hai viền bia tức nơi dựng các tấm bia ghi tên những người đỗ tiến sĩ. Tiến sĩ là người đỗ cao nhất trong kì thi Đình. Ngày trước, người đi học sau khoảng 10 năm đèn sách để có đủ vốn chữ để dự thi Hương tức khoa thi tổ chức liên tỉnh cứ 3 năm lại có một khoa. Đạt điểm cao của các kì thi này đạt học vị cử nhân.
Năm sau các ông Cử tới kinh đô dự kì thi hội. Những người đủ điểm chuẩn sẽ dự kì thi đình. Trúng tuyển kì thi này được gọi là tiến sĩ. Đỗ tiến sĩ có thể được bổ nhiệm làm quan. Hiện có 82 bia, xưa nhất là bia ghi về khoa thi năm 1442, muộn nhất là bia khoa năm 1779. Đó là những di vật quý nhất của khu di tích.
Bước qua cửa Đại Thành là khu thứ tư. Một cái sân rộng, hai bên là dãy nhà Tả Vu, Hữu Vu, vốn được dựng lên làm nươi thờ của các danh nho. Cuối sân là nhà Đại bái và hậu cung, kiến trúc đẹp và hoành tráng. Tại đây còn lưu giữ một số hiện vật quý từ thời xa xưa như: bên trái có chuông đúc, bên phải có một tấm khánh đá, trên mặt có bài văn nói về công dụng của loại nhạc khí này.
Bố cục của toàn bộ Văn miếu như vậy muộn nhất cũng có từ thời Lê. Riêng Khuê Văn Các mới được xây dựng từ đầu thế kỉ 19, nhưng cũng nằm trong quy hoạch tỏng thể vốn có của những Văn miếu. Sau khu Đại Bái vốn là trường Quốc Tử Giám đời Lê- một loại trường đại học đương thời. Khi nhà Nguyễn dời trường này vào Huế thì mới đây chuyển làm đền Khải Thánh thờ cha mẹ Khổng Tử, nhưng đền này đã bị hư hỏng do chiến tranh. Văn miếu là một quần thể di tích đa dạng và phong phú hàng đầu thành phố Hà Nội.
0 nhận xét :
Đăng nhận xét