TỔNG HỢP
ĐỊA ĐIỂM DU LỊCH
NỔI TIẾNG TẠI VIỆT NAM
Home » » Chùa Diệu Đế- nét đẹp tâm linh

Chùa Diệu Đế- nét đẹp tâm linh

Written By IIT on Thứ Bảy, 24 tháng 12, 2016 | tháng 12 24, 2016

   Nhắc đến chùa Diệu Đế, ai cũng biết đây là một trong ba ngôi chùa dưới triều Nguyễn còn lại trên mảnh đất Huế.  Chùa Diệu Đế thuộc địa phận phường Phú Cát, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế. Diệu Đế là ngôi quốc tự thứ ba, được vua Thiệu Trị coi là một trong hai mươi thắng cảnh của đất kinh đô Huế.


   Chùa được vua Thiệu Trị truyền lệnh xây dựng với quy mô lớn cà các năm 1842, 1844 khi mới lên ngôi vài năm, trên vùng đất nhà vua đã ra đời. Khuôn viên chùa được nằm gọn giữa bốn con đường: phía trước là đường Bạch Đằng chạy dọc theo một nhánh sông Hương, bên trái là con đường mang tên chùa Diệu Đế và bên phải đường là chùa Ông. Kiến trúc ban đầu của chùa rất qui mô. Tuy không đẹp bằng chùa Thiên Mụ, nhưng chùa Diệu Đế có vẻ độc đáo riêng, có bốn lầu( hai lầu chuông, một lầu trống và một lầu bia) .


   Điện Đại Giác thì được xây dựng lại với tiền đường, bên trái đặt cái chuông lớn, còn bên phải thì đặt trống nhưng hiện nay không còn.Chính điện là đại giác, bên tả hữu của chính điện là Thiền Đường, phía trước điện có dựng gác Đạo Nguyên hai tầng với ba gian, sau gác Đạo Nguyên có hai lầu chuông trống xây cân đối ở hai bên, chính giữa là lầu Hộ Pháp, sân trong có La Thành, ở sân trước có hai nhà lục giác, với nhà bên tả đặt hồng chung và nhà bên hữu dựng tấm bia lớn để khắc bài văn do vua Thiệu Trị soạn. Hệ thống La Thành ngoài chùa Diệu Đế xây dựng kiên cố, bề thế, trước có Phượng Môn ba cửa, hai bên có cổng nhỏ, ngoài bờ sông có xây dựng bến thuyền khoảng mười bậc lên xuống.


   Trước đây, chùa Diệu Đế có nhiều tưởng Phật do được chuyển từ chùa Gíac Hoàng , sau sự kiện Kinh đô thất thủ năm 1885 ,chùa Giác Hoàng trong kinh thành bị triệt bỏ thì chùa cũng nằm chung số phận đó. Hầu như những kiến trúc trong chùa đều bị phá hủy, cảnh chùa tan thương đến nao lòng, đây là số phận chung của các ngôi chùa khi mà đất nước lâm vào tay giặc. Đến năm 1910 thời vua Duy Tân trị vì, ông đã cho kiến thiết lại hoàn toàn làm cho chùa không còn vách ngăn giữa các khu vực nữa, và cũng không còn các trụ biểu, nguyên xưa kia trước chùa có ba cái bến thì nay chỉ còn một.


    Hiện nay, chùa chỉ còn chính điện, hai bên chính điện đặt Bát Bộ Kim Cang, phía sau chùa có một nhà khách và một bếp. Sân ngoài chùa có nhà bia, nhà chuông và ngoài cùng là cổng Tam Quan hai tầng, phía trên có lầu Hộ Pháp. Chùa Diệu Đế đã trải qua bao nhiêu thăng trầm của thời gian và lịch sử nhưng chùa vẫn đứng vững, hiên ngang với thời gian, vẫn là nơi lui tới cho những người con Phật. 

SHARE

About IIT

0 nhận xét :