|
Lễ hội bỏ mả, di sản văn hóa phi vật thể. |
Lễ hội bỏ mả ( lễ Pơ Thi) là lễ hội lớn, đông vui, dài ngày nhất của người Bahnar và Jrai ở tỉnh Gia Lai, lễ hội được tổ chức thường niên hàng năm khi mùa mưa vừa chấm dứt ( từ tháng 11 đến hết tháng 4 dương lịch năm sau), khi mùa màng đã thu hoạch xong.
|
Mọi người hóa trang trong lễ hội |
Theo quan điểm của người dân ở đây, khi con người còn sống ai cũng có hồn, khi chết hồn sẽ biến thành ma. Hàng ngày , người thân của người chết phải đem cơm nước đến nhà mồ để quét dọn. Thực hiện nghi lễ bỏ mả để chứng tỏ người sống có thể cắt đứt hoàn toàn quan hệ tình thân với người chết sau mấy năm chịu tang. Lúc đó người chết sẽ đi về thế giới tổ tiên, chấm dứt mọi ràng buộc với người chết.
|
Lễ bỏ mả. |
Xét dưới góc độ tôn giáo tín ngưỡng thì lễ bỏ mả là một nghi thức tang ma. Thế nhưng nhìn từ khía cạnh văn hóa thì lễ hội bỏ mả của người Tây Nguyên mà điển hình nhất là người Bahnar và Jrai là đỉnh điểm của những hoạt động văn hóa truyền thống. Và cũng là lễ bỏ mả-“ chủ nghĩa nhân văn “ thường được biểu hiện rõ nhất.
Ngày lễ bỏ mả thực sự là ngày hội văn hóa tưng bừng đầy chất nghệ thuật. Trong những ngày này, người sống ăn bữa ăn cộng cảm cuối cùng với người chết để rồi lưu luyến tiễn đưa người chết về thế giới bên kia bằng các con rối đẽo từ gỗ to nhỏ khác nhau, cùng với đoàn múa và giàn cồng chiêng.
Lễ bỏ mả gồm 3 bước sau: Lễ dựng lại nhà mồ, lễ bỏ và lễ giải phóng.
|
Dựng nhà mồ. |
Lễ bỏ mả thường diễn ra vào buổi chiều, bắt đầu một cuộc trình diễn lớn quanh nhà mồ. Sau khi già làng làm lễ cúng xong, thân nhân của người quá cố vào nhà mồ khóc than lần cuối với người đã chết. Tiếng cồng chiêng, tiếng trống nổi lên, đoàn rước gồm những người đánh khiên và đánh trống, người đánh cồng chiêng, người đeo mặt nạ, người trình diễn những con rối, phụ nữ thì múa, họ đi vòng quanh nhà mồ biểu diễn những động tác của mình theo tiếng nhạc. Trang phục những người tham gia đều rất trang nghiêm và sặc sỡ.
|
Tượng gỗ với nhiều hình thù khác nhau. |
Sau khi làm lễ giải phóng người sống không còn một ràng buộc gì với người chết. Họ có thể đi lấy vợ, lấy chồng, có thể dự những cuộc vui của dân làng. Đến đây Lễ Bỏ mả cũng chấm dứt, ngôi nhà mồ củng bị bỏ luôn.
Như vậy, có thể nói lễ bỏ mả của người Gia Lai là một lễ hội không chỉ mang tính nghệ thuật cao mà còn mang đậm chất nhân văn: Tái sinh cho người chết và giải phóng cho người sống.
0 nhận xét :
Đăng nhận xét